15/2/15

Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết



Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết

(http://news.zing.vn/Chen-chan-ve-cho-hoa-ngay-dau-nghi-Tet-post513518.html)

Sáng 15/2 (27 tháng chạp), hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về chợ hoa Hàng Lược du xuân và chọn mua đồ trang trí chuẩn bị đón mừng năm mới Ất Mùi.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Chợ hoa Hàng Lược là chợ truyền thống chỉ mở mỗi dịp Tết đến xuân về. Trước thềm năm mới một tuần, nơi đây là một trong những điểm đến yêu thích của nhiều người dân Hà Nội và Việt kiều từ nước ngoài về quê hương đón năm mới.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Trên các tuyến phố Hàng Lược, Hàng Mã, Lương Văn Can, không chỉ hoa mà còn có rất nhiều đồ trang trí khác phục vụ nhu cầu sắm Tết của người dân.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Sáng 15/2, ngày đầu của kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Mùi, chợ đông nghịt người. Hàng hóa bày tràn ra lòng đường khiến lối đi bị eo hẹp.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Rất đông người nước ngoài chọn Việt Nam làm địa điểm du lịch dịp này. Họ đã tranh thủ đi ngắm phố, chọn mua đồ độc đáo mà chỉ Tết mới có bán như những bao lì xì, quà tặng, đồ trang trí...
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Bé Emilia ngồi lên cổ bố ngắm nghía thấy gì cũng lạ lẫm. Em và gia đình đến Việt Nam du lịch từ Thụy Sĩ và dự kiến sẽ đón giao thừa tại Hà Nội.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Những cành đào nhỏ nhắn, xinh xinh xuất hiện khá nhiều, được chào bán với giá chỉ 50.000 đến 80.000 đồng phục vụ các gia đình có nhu cầu bày biện ban thờ.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Một nữ công nhân Công ty môi trường đô thị sau giờ làm việc đi kinh doanh đào kiếm thêm. Chị cho biết, nhà ở làng Nhật Tân, chuyên nghề trồng hoa, phải mang xuống tận chợ bán để được đắt hàng hơn.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Nhiều chàng trai, cô gái cũng chọn chợ Hàng Lược làm địa điểm sáng tác ảnh. Họ phải chen lấn khá khó khăn để có một chỗ trống chụp bức hình kỷ niệm ngày cuối năm.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Nhóm các cụ bà cao tuổi sinh sống tại phố Hàng Lược cũng mặc diện ra chợ chụp ảnh kỷ niệm. 'Ngày thường phố xá chẳng có gì đẹp để chụp, hôm nay ngày đầu các con cháu nghỉ ngơi mới có thời gian để mấy bà bạn già chúng tôi lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng chợ hoa', một cụ nói.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Quang Tuấn, một 'thầy đồ' trẻ có khả năng vừa phiên dịch, vừa họa, viết thư pháp và làm du lịch cũng chọn một góc nhỏ tại chợ để hành nghề. Mục đích của anh là chia sẻ cái đẹp, cái ý nghĩa đến cho mọi người mà không hoàn toàn vì kiếm tiền mưu sinh. Rất đông khách phải dừng lại xem anh trổ tài vẽ rồng bay, phượng múa với phong cách lạ.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Tuấn đang giới thiệu cho hai vị khách đến từ Anh câu đối bằng tiếng Việt, rồi anh lại dịch sang tiếng Anh và giải nghĩa cho họ biết những vần thơ, văn về cha, mẹ là như thế nào trong nhiều câu ca dao của Việt Nam.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Bé Kevin Đào (5 tuổi) từ Canada về Hà Nội ăn Tết được mẹ cho ngồi phác họa chân dung giữa chợ. Bé sinh ra ở Việt Nam, được 2 tuổi thì ra nước ngoài định cư cùng gia đình nên chưa biết nhiều về thủ đô.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Anh Nguyễn Kiên Cường dẫn cô em là người nước ngoài cùng vợ con đi dạo chơi chụp ảnh.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Những ngày này, chợ hoa nổi tiếng đất Hà thành càng đông khách thì giá cả càng không hề rẻ. Một cành đào trên tay bà Chi (ảnh) được người bán hét giá 300.000 đồng, không bớt, mặc dù hầu hết hoa tại đây bông đã không còn tươi và nở tung tóe. Chồng bà cho biết, nhà từ phố Tây Sơn, đi mấy chợ từ sáng mà vẫn chưa được cành nào đẹp.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Mua hoa ở chợ Hàng Lược cũng có ý nghĩa đối với nhiều người. Bạn trẻ Hoàng Hải Yến (áo đỏ) từ huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) đi hơn 50km lên thủ đô cuối cùng cũng chọn được cành ưng ý.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Năm nay, hoa Hải Đường được nhiều người ưa thích giá nhỉnh hơn so với dịp Tết Giáp Ngọ. Giá một cành người bán đang cầm là 80.000 đồng.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Những con dê làm bằng đồng được chào bán giá 1 triệu đồng/con.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ TếtPhóng to
Chiếc lư đốt trầm giá 1,2 triệu đồng đang được một vị khách đắn đo chọn lựa.
Chen chân về chợ hoa ngày đầu nghỉ Tết
Anh Nguyễn Thành Trung ngẩn ngơ giữa rừng hoa đẹp. Anh cho biết, dịp cận Tết năm nào cũng dẫn vợ con đi chơi và thích chợ Hàng Lược nhất.

Quang cảnh khu Lăng Bác , nhà Quốc Hội và viện bảo tàng Hồ Chí Minh một ngày giáp tết












8/2/15

Cháu Huy múa trên sân khấu trước nhà hát lớn thành phố











Đài tiếng nói Việt Nam nói về Đồng

Tích vào địa chỉ website sau đây để xem Đài tiếng nói Việt Nam nói gì về Nguyễn Văn Đồng bằng tiếng Trung Quốc: http://vovworld.vn/zh-CN/%E8%B6%8A%E4%B8%AD%E5%85%B3%E7%B3%BB/%E7%94%A8%E9%9F%B3%E4%B9%90%E6%9E%B6%E8%B5%B7%E8%B6%8A%E4%B8%AD%E5%8F%8B%E8%B0%8A%E7%9A%84%E5%BD%A9%E6%A1%A5/101904.vov




2/2/15



CÁI TÊN CỦA LÃO



Thưa bà con, thưa các đồng chí!
Thế lão tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?
- Thế cụ không xưng danh thì ai biết được cụ là ai!
Vậy thì để lão tôi đây phải cấp tốc sửa sai,
Lão sẽ giới thiệu tên ngay cho bà con dễ gọi.

Tên của lão tôi đây thì từ tinh mơ đến tối,
Trên đất Việt Nam bị nhắc đến mấy chục triệu lần
Dù là ở giữa nhà hay tại mép sân
Tại quán nước, hiệu ăn, hoặc ở ngay giữa chợ
Ở đô thành thì tên của lão tôi đây nở suốt ngày trên đôi môi bự son các mợ
Chốn thôn quê giữa miệng các cô đỏ choét nước trầu
Tại hàng cá, hàng tôm, hàng ốc, hàng rau
Hàng đậu, hàng cà, hàng gà, hàng vịt
Hàng khóa, hàng đinh, bu lông, ốc vít
Hàng nan mây tre, rổ rá, sọt rành
Hàng ốc, hàng rau, hàng tỏi, hàng hành
Thôi thì đủ các thứ linh tinh, hàng bán ngay giữa chợ.
Chẳng cần thiết phải có ai mất công nhắc nhở
Mà tên của lão tôi đây thì ai cũng nhớ thuộc lòng.
- Thôi bà hàng tép ơi, bán chỗ ấy 2 đồng.
- Không được ông ơi, đúng 3 đồng, thiếu 1 hào, 1 xu tôi cũng không thể bán
Ấy đấy, họ còn lôi cả tên lũ con ra tôi mới chán ơi là chán
Chỉ có con bé các Trinh là họ nể lão ít kêu
Chứ còn thằng hào thằng xu lại càng bị nhắc nhiều
Nhất là ở những hàng cá hàng tôm, hàng hành hàng tỏi
Đã quen tai, bố con lão tôi đây: Thôi cứ để mặc cho họ gọi
Lại còn những tờ giấy có tên tôi họ nhét khắp mọi nơi
Trong túi trước, túi sau, cả chỗ kín nhất trong người
Hay trên mái tóc, cạp quần, ống tay, vạt áo
Thì cũng mặc kệ họ chứ ai hơi đâu mà bảo
Vì thế cho nên lão tôi đây chẳng thích đi chợ búa làm gì
Ngồi ở nhà vừa đỡ điếc tai lại chẳng phải mất công đi
Còn có dịp ôn lại các thời trẻ trung vừa mới trôi đi mất hút
Thú thực lão muốn níu nó lại với lão tôi đây một chút
Nhưng nó chẳng chịu nghe cứ vùn vụt trôi đi
Lão đứng tiếc ngẩn tiếc ngơ mà chẳng phải biết làm gì
Đảnh trở lại với tuổi già ở ngay hiện tại
Hàng xóm của lão trước đây có rất nhiều cô gái
Vừa thùy mị nết na lại rất kháu, rất xinh.
Cô Tâm, cô Hương, cô Ý, cô Tình
Bị gán ghép suốt ngày lão thẹn ơi là thẹn
Nào là "ĐỒNG HƯƠNG ơi ngày mai nhớ đến"
"Ta ĐỒNG TÂM hiệp lực một phen"
 "ĐỒNG Ý không nào hãy cất tiếng to lên"
"Chúng ta đã có mọi ngươi ĐỒNG TÌNH ủng hộ"
Họ cứ gán ghép hoài tên tôi với tên các cô thế đó
Làm cho lão tôi đây xấu hổ suốt ngày
Nhưng cũng nhiều khi đọc báo nghe đài
Lão sung sướng thấy tên mình trong các địa danh, từ ghép
Đồng Hỷ, Đồng Văn, Đồng Đăng, Đồng Tháp.
Đồng trục, đồng tâm, đồng dạng, đồng quy
Ai đã từng xem pho tượng đen xì
Đứng sừng sững cửa vào đền Quán Thánh
Đấy là thứ đồng đen mà vàng nào giám sánh
Ngồi say sưa lão thích chí gật gù
Đồng có tên hóa học là......cu
Nghe xấu xí thế mà nhiều công dụng
Đồng của lão rất cần trong cuộc sống
Đồng làm mâm, làm ấm làm siêu
Đồng đỏ, Đồng thau đáng quý biết bao nhiêu
Đồng kéo sợi để tải xa dòng điện.
Dây Đồng nhỏ bôi ê may, cánh kiến
Là có quạt lớn, quạt con, máy phát động cơ
Muốn có máy thu thanh loại bé, loại to
Lại phải có dây Đồng cuốn loa, ăng ten, cuộn cản
Thời học sinh bọn bạn cứ gọi lão là cu mới chán
Nhưng họ chẳng sai vì cu là ký hiệu hóa của Đồng
Có những đứa ăn tham ních cho chật dạ chật lòng
Ôm bụng đi sau cũng vác tên lão ra mà gọi
Ấy chả là như người ta thường nói
Những đám ruộng liền nhau ta quen gọi là Đồng
Đồng gần, Đồng xa, Đồng lạ, Đồng trong
Đồng lúa, Đồng màu, Đồng cao, Đồng thấp
Đi gửi của ngoài Đồng thì quả là thích thật
Chỉ xếp sau có thứ nhấn quận công
Vì thế mà tên của lão tôi đây đang đẹp đẽ vô cùng
Lại bị bôi bẩn vào thì ai mà chẳng tức
- Thế tên cụ đẹp làm sao, xin cụ nói cho chúng cháu nghe một chút
Ờ ờ ờ lặng im, lão sẽ nói cho nghe
Lão sẽ bắt đầu từ nghĩa âm Hán trở đi
Thì Đồng là cùng, là chung, là giống nhau như đúc
Học cùng lớp thì gọi là Đồng học
Tiếng giống nhau thì gọi chúng Đồng âm
Cùng một lòng ta vẫn gọi Đồng tâm
Chung ý chí thì gọi là Đồng chí
Rồi Đồng bào, Đồng hương, đồng đội, Đồng hành
Đồng nhịp, Đồng ca, Đồng dạng, Đồng thanh
Đều tương tự như trên lão tôi đây khỏi nói
Đồng còn có nghĩa là trẻ con ít tuổi
Như nhi đồng là em bé thiếu nhi
Mục đồng là em bé chăn trâu, chăn ngựa, chăn dê
Trong tiếng Việt, Đồng là một kim loại quý
Đồng là những đám đất to trồng lúa, trồng khoai, trồng bầu, trống bí
Để chăn nuôi có Đồng cỏ bạt ngàn
Còn trồng đậu, trồng ngô, trồng săn, trồng lang
Đã có Đồng màu đất cao, không lo ngập nước
Trồng lúa Đồng chiêm lúa lên xanh mượt
Mối ta ăn từ Đồng muối mà ra.
Đồng ở xung quanh đời sống chúng ta
Người làm rộng yêu cánh đồng trên hết
Trong nhà máy Đồng thật là thân thiết
Với thương gia Đồng cành quý hơn nhiều
Đồng để dành, để gửi, để tiêu
Đồng cần thiết cho biết bao cuộc sống
Đồng gắn liền với nhà cao, cửa rộng
Đồng là bữa cơm thịt cá ít nhiều
Đồng đôi khi là mục đích tình yêu
Đồng là những tivi, honda, tủ lạnh

Đồng đẹp, Đồng xinh, Đồng muôn sức mạnh
Ai cũng yêu cũng quý đấy Đồng ơi

Vuốt chòm râu nay đã bạc mất rồi,
Lão khoái chí với cái tên lão quá./.

Năm 1978
Đông Huyền
0909091943